Thiết kế và phát triển Grumman F8F Bearcat

Được thiết kế cho vai trò máy bay tiêm kích đánh chặn, nhóm thiết kế đã nhắm đến mục tiêu tạo ra một chiếc máy bay nhỏ nhất, nhẹ nhất có thể gắn vừa kiểu động cơ Pratt & Whitney R2800 vốn đã được trang bị cho chiếc máy bay tiêm kích F6F Hellcat. So sánh với chiếc tiền nhiệm, Bearcat nhẹ hơn 20%, tốc độ lên cao tốt hơn 30% và tốc độ tối đa nhanh hơn 80 km/h (50 dặm mỗi giờ). Nó cũng có kích thước nhỏ hơn đáng kể, vì được thiết kế để hoạt động trên những tàu sân bay hộ tống nhỏ, nơi mà những chiếc Hellcat to hiếm khi đến. Do đó chiếc F8F Bearcat chủ yếu nhắm đến việc thay thế những chiếc FM2 Wildcat lạc hậu vốn còn đang là máy bay tiêm kích chủ yếu cho các tàu sân bay cỡ nhỏ.

So sánh với chiếc Vought F4U Corsair, phiên bản Bearcat ban đầu (F8F-1) có chậm hơn đôi chút nhưng cơ động hơn và lên cao nhanh hơn. Bộ cánh quạt to bốn cánh Aero Products đường kính 3,7m (12 ft 4 in) đòi hỏi phải có bộ càng đáp dài hơn, khiến chiếc Bearcat mang một kiểu dáng "ngóc mũi" đặc trưng rất dễ nhận ra. Lần đầu tiên trong việc sản xuất một chiếc máy bay tiêm kích của Hải quân Hoa Kỳ, một kiểu nóc buồng lái dạng bọt nước được trang bị cung cấp tầm nhìn bao quát 360°.

Tập tin:F8F1boxeroversf.jpgChiếc Grumman F8F-1 (số hiệu 95318) thuộc Phi đội VA-20A đang lượn quanh bầu trời San Francisco. Ngày 2 tháng 6 năm 1947. Ảnh của W.T. Larkins

Khái niệm về chiếc Bearcat chịu ảnh hưởng bởi một cuộc đánh giá vào đầu năm 1943 trên một chiếc máy bay tiêm kích Focke-Wulf Fw 190 chiếm được tại Anh Quốc bởi các phi công thử nghiệm và đội kỹ sư của Grumman.[1] Sau khi bay thử chiếc Fw 190, phi công thử nghiệm của Grumman là Bob Hall đã viết một báo cáo trực tiếp lên cho Chủ tịch hãng Leroy Grumman, là người đã đích thân đề ra các tính năng kỹ thuật của Thiết kế 58, hậu duệ của chiếc Hellcat, mô phỏng một cách gần gũi triết lý về thiết kế đã sinh ra chiếc máy bay tiêm kích Đức, cho dù không có bộ phận nào của nó được sao chép. Chiếc F8F Bearcat bắt nguồn từ Thiết kế 58[2] với nhiệm vụ chủ yếu là vượt qua những chiếc máy bay tiêm kích Nhật Bản đời sau có độ cơ động cao như chiếc A6M-5 Zero[3], và bảo vệ hạm đội chống lại những cuộc tấn công cảm tử trên không Thần phong (kamikaze) sắp đến.[4]

Tuy nhiên, mục tiêu có được trọng lượng nhẹ sau đó đã không thể đạt được do chiếc máy bay phải được chế tạp chắc chắn hơn để có thể hạ cánh trên tàu sân bay. Trong nỗ lực nhằm làm giảm nhẹ trọng lượng, các nhà thiết kế đã dùng đến thiết kế cánh tháo rời - nếu gia tốc "G" vượt quá 7,5 g đầu cánh sẽ gảy ra, để lại phần cánh cho một kiểu máy bay hoàn hảo mà vẫn có khả năng hạ cánh xuống tàu sân bay. Điều không may là cho dù cơ chế này hoạt động hoàn hảo trong những điều kiện được kiểm soát cẩn thận trong khi bay và trên mặt đất, trong điều kiện thực tế tại các đơn vị khi chiếc máy bay liên tục bị áp lực hạ cánh trên tàu sân bay, và với việc sản xuất bộ cánh kém cẩn trọng tại nhà máy, cánh có xu hướng bị tách ra trong khi máy bay đang ném bom mục tiêu, và máy bay sẽ bị rơi. Cơ chế này được thay thế bằng một hệ thống nổ làm tách rời phần đầu cánh ra, vốn cũng hoạt động tốt, nhưng sau một tai nạn gây thiệt mạng một kỹ thuật viên mặt đất vô ý kích hoạt nổ, hệ thống này cũng bị loại bỏ. Cuối cùng cánh được gia cố chắc chắn hơn và chiếc máy bay bị giới hạn gia tốc đến 7,5 g.[5]

Phi công phụ trách đề án loạt máy bay Bearcat này của Grumman là phi công thử nghiệm huyền thoại Corky Meyer, vốn là người cũng đảm trách vai trò này trong việc phát triển các kiểu F6F Hellcat, F7F Tigercat, F9F Panther, XF10F-1 Jaguar, và F11F Tiger. Meyer là người phụ trách bộ phận Hoạt động Bay Grumman tại Căn cứ Không quân Edwards từ năm 1952 đến năm 1956.[6][7] Một cái tên nổi tiếng khác có liên quan cũng có liên quan đến kiểu máy bay này. Khi được hỏi về kiểu máy bay được ưa thích để lái, Neil Armstrong ngay lập tức không ngần ngại đã đưa ra câu trả lời là chiếc "Bearcat". Armstrong đã từng lái kiểu máy bay này vào năm 1950 trong quá trình huấn luyện nâng cao của Hải quân, và đạt được chứng nhận bay ở tuổi mới 19.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Grumman F8F Bearcat http://www.airrace.com/New%20speed%20records.htm http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3897/is_19... http://broadcast.illuminatedtech.com/display/story... http://www.RareBear.com http://www.warbirdalley.com/bearcat.htm http://www.aerospaceweb.org/question/performance/q... http://www.grummanpark.org/grumman_test_pilots.htm http://www.aircraft.co.za/Encyclopedia/G/106.php https://web.archive.org/web/20060924091745/http://... https://web.archive.org/web/20061007060602/http://...